Nhấn chuột trái vào dấu + để xem chi tiết
Nợ TK 112: Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 511x
Đồng thời ghi nhận TK Có 008 (008212, 008222) – Dự toán thực chi
Khi có nhu cầu thanh toán trực tiếp từ kinh phí ngân sách, đơn vị thường thực hiện các hoạt động:
- Kế toán chuẩn bị hồ sơ đề nghị kho bạc thanh toán kinh phí cho đơn vị, bao gồm: Giấy rút dự toán (thanh toán), Các chứng từ gốc khác: hợp đồng, hóa đơn, danh sách nhận tiền,… Đối với các khoản chi không có hợp đồng, không có danh sách kèm theo: thì phải liệt kê các khoản đã thực chi theo mẫu Bảng kê chứng từ thanh toán/tạm ứng để kho bạc có căn cứ duyệt chi từng khoản.
- Kế toán chuyển hồ sơ cho kho bạc kiểm soát chi và duyệt chi.
- Kho bạc kiểm soát và duyệt chi cho đơn vị, và chi tiền cho đơn vị.
- Căn cứ vào hình thức nhận (tiền mặt, tiền gửi, chuyển khoản kho bạc) kế toán hạch toán vào sổ sách.
Ví dụ:
Ngày 20/03/2022, sau khi tập hợp đầy đủ chứng từ gốc: hoá đơn, hợp đồng, bảng kê… đơn vị rút dự toán thực chi, số tiền: 5.000.000 đồng.
- Mua Văn phòng phẩm: 3.000.000 đồng
- Thanh toán tiền điện: 1.000.000 đồng
- Thanh toán tiền nước: 1.000.000 đồng
Sau khi tập hợp đầy đủ các chứng từ gốc: hợp đồng, hoá đơn, bảng kê, danh sách nhận tiền,… đơn vị rút dự toán thực chi để in bảng kê kèm giấy rút mang ra Kho bạc duyệt chi từng khoản.
Các thao tác thực hiện như sau:
1. Vào nghiệp vụ Kho bạc\Rút dự toán\Rút dự toán tiền gửi.
2. Tích chọn Thực chi.
3. Khai báo thông tin về chứng từ Rút dự toán tiền gửi.
- Nhập thông tin chung:
-
- Tài khoản chi: lựa chọn hoặc khai báo thêm tài khoản ngân hàng, kho bạc.
- Đơn vị nhận: lựa chọn hoặc khai báo thêm đơn vị nhận tiền.
- Diễn giải: nhập tóm tắt nội dung rút dự toán tiền gửi.
- Nhập chi tiết cho từng dòng hạch toán: Nội dung thanh toán, Nguồn, Chương, Khoản, Tiểu mục, Số tiền.
4. Nhấn Cất. Hệ thống hiển thị màn hình thông báo Bạn có muốn sinh chứng từ Chuyển khoản kho bạc vào tài khoản tiền gửi không? Nhấn Đồng ý.
5. Anh/chị kiểm tra các thông tin trên chứng từ Chuyển khoản kho bạc vào tài khoản tiền gửi. Tuỳ vào nghiệp vụ thực tế tại đơn vị để chỉnh sửa bút toán hạch toán cho phù hợp.
6. Nhấn Cất.