Xem phim hướng dẫn:
Nhấn chuột trái vào dấu + để xem chi tiết
Nợ TK 112: Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 3371: Kinh phí hoạt động bằng tiền
Đồng thời ghi:
Nợ TK 012 (01211, 01212, 01221, 01222) (nếu là Lệnh chi tiền thực chi)
Nợ TK 013 (01311, 01312, 01321, 01322) (nếu là Lệnh chi tiền tạm ứng)
Ví dụ: Ngày 15/02/2022, đơn vị nhận kinh phí bằng lệnh chi tiền chi mua dụng cụ văn phòng, số tiền: 50.000.000 đồng.
1. Vào nghiệp vụ Tiền gửi, chọn Thu tiền\Thu tiền gửi.
2. Khai báo thông tin chứng từ nhận kinh phí bằng lệnh chi tiền.
- Nhập Thông tin chung:
-
- Đơn vị nộp: lựa chọn hoặc khai báo thêm đối tượng nộp tiền.
- Nộp vào TK: lựa chọn hoặc khai báo thêm tài khoản ngân hàng, kho bạc.
- Diễn giải: nhập tóm tắt nội dung phiếu thu tiền gửi.
- Tại tab Hạch toán: nhập TK Có 3371, Số tiền, Tiểu mục, chọn Cấp phát là Lệnh chi, Nghiệp vụ là Nhận lệnh chi tạm ứng hoặc Nhận lệnh chi thực chi.
=> Phần mềm tự động sinh TK Nợ dựa vào các thông tin đã chọn trên tab Hạch toán thỏa mãn điều kiện sinh hạch toán đồng thời.
Nợ TK 01321 – nếu là Nhận lệnh chi tạm ứng.
Nợ TK 01221 – nếu là Nhận lệnh chi thực chi.
- Trường hợp muốn hạch toán nhanh bằng các định khoản có sẵn của chương trình, anh/chị nhấn Định khoản nhanh. Phần mềm hiển thị danh sách định khoản của loại chứng từ hiện thời, anh/chị chọn 1 loại định khoản nhanh thì phần mềm sẽ tự động hạch toán phù hợp.
3. Nhấn Cất.
4. Anh/chị có thể tùy chọn một số Tiện ích sau:
- Thêm chứng từ: thêm mới chứng từ cùng loại với chứng từ hiện tại, để trống tất cả các thông tin (trừ Ngày CT, Ngày HT, Số CT).
- Thêm mới từ chứng từ hiện thời: thêm mới chứng từ cùng loại với chứng từ hiện tại và lấy các thông tin giống với chứng từ hiện tại (trừ Ngày CT, Ngày HT, Số CT).
- Xem số dư tài khoản: xem số dư các TK hạch toán trên chứng từ hiện thời.
- Cất thành định khoản tự động: lưu chứng từ hiện thời thành một định khoản tự động mới.
5. Nhấn In để chọn in một số chứng từ liên quan.