Tham khảo Bước 1 trong phim hướng dẫn dưới đây:
Nhấn chuột trái vào dấu + để xem chi tiết
Rút dự toán chuyển khoản thanh toán các khoản chi hoạt động
Nợ TK 611x: Chi phí hoạt động
Có TK 511x: Thu hoạt động do NSNN cấp
Đồng thời ghi nhận TK Có 008 (008211, 008221): Dự toán tạm ứng
Khi có nhu cầu tạm ứng tiền từ kinh phí ngân sách, đơn vị thường thực hiện các hoạt động:
- Kế toán chuẩn bị hồ sơ đề nghị kho bạc tạm ứng dự toán cho đơn vị bao gồm: Giấy rút dự toán (tạm ứng), Bảng kê chứng từ thanh toán/tạm ứng.
- Kế toán chuyển hồ sơ cho kho bạc kiểm soát chi và duyệt tạm ứng.
- Kho bạc chi số tạm ứng cho đơn vị và kế toán hạch toán số rút tạm ứng vào sổ sách. Sau khi công việc được hoàn thành, có đầy đủ hồ sơ chứng từ thì kế toán làm thủ tục thanh toán tạm ứng với kho bạc.
- Kế toán chuẩn bị hồ sơ đề nghị kho bạc thanh toán tạm ứng cho đơn vị gồm: Bảng kê chứng từ thanh toán/tạm ứng và Chứng từ kèm theo khác: Danh sách nhận tiền, hóa đơn, hợp đồng, văn bản phê duyệt,…
- Kế toán chuyển hồ sơ cho kho bạc kiểm soát chi và duyệt thanh toán tạm ứng.
- Kho bạc kiểm soát và duyệt thanh toán tạm ứng cho đơn vị, khoản chi chuyển trạng thái từ tạm ứng sang thực chi.
Ví dụ:
- Ngày 20/03/2022, đơn vị rút dự toán chuyển khoản chi trả tiền điện: 2.000.000 đồng, tiền nước: 1.000.000 đồng.
- Ngày 31/03/2022, đơn vị lập bảng kê thanh toán tạm ứng.
- Ngày 31/03/2022, đơn vị in mang đầy đủ hồ sơ mang ra kho bạc thanh toán.
1. Vào nghiệp vụ Kho bạc\Rút dự toán\Rút dự toán chuyển khoản.
2. Tích chọn Tạm ứng đã cấp dự toán.
3. Khai báo thông tin về chứng từ Rút dự toán chuyển khoản:
- Nhập thông tin chung:
-
- Tài khoản chi: lựa chọn hoặc khai báo thêm tài khoản ngân hàng, kho bạc.
- Đơn vị nhận: lựa chọn hoặc khai báo thêm đơn vị nhận tiền.
- Diễn giải: nhập tóm tắt nội dung rút dự toán chuyển khoản.
- Nhập chi tiết cho từng dòng hạch toán: Nội dung thanh toán, Nguồn, Chương, Khoản, Tiểu mục, Số tiền.
4. Nhấn Cất, chương trình hiển thị thông báo. Nhấn Có.
5. Kiểm tra lại thông tin trên chứng từ Chuyển khoản kho bạc vừa sinh từ Rút dự toán chuyển khoản.
- Phần mềm tự sinh TK Nợ 61111, TK Có 5111 hoặc TK Nợ 61121, TK Có 5112 dựa theo tính chất nguồn KP, Cấp phát: Dự toán, Nghiệp vụ là Tạm ứng đã cấp dự toán.
- Căn cứ vào nghiệp vụ thực tế tại đơn vị để sửa lại bút toán cho phù hợp. Ví dụ Rút dự toán thanh toán tiền điện, hạch toán TK Nợ 61112, TK Có 5111.
- Phần mềm tự động sinh TK Có 008211 hoặc TK 008221 dựa vào các thông tin đã chọn trên tab Hạch toán thỏa mãn điều kiện sinh hạch toán đồng thời.
6. Nhấn Cất.
7. Một số Tiện ích trên màn hình chứng từ sau khi nhấn Cất:
- Thêm chứng từ: thêm mới chứng từ cùng loại với chứng từ hiện tại, để trống tất cả các thông tin (trừ Ngày CT, Ngày HT, Số CT).
- Thêm mới từ chứng từ hiện thời: thêm mới chứng từ cùng loại với chứng từ hiện tại và lấy các thông tin giống với chứng từ hiện tại (trừ Ngày CT, Ngày HT, Số CT).
- Xem số dư tài khoản: xem số dư các TK hạch toán trên chứng từ hiện thời.
- Cất thành định khoản tự động: lthêm mới định khoản tự động cho loại chứng từ hiện thời.