Rút dự toán thực chi bằng tiền mặt

Nhấn chuột trái vào dấu + để xem chi tiết

1. Ðịnh khoản

Rút dự toán thực chi về quỹ tiền mặt

Nợ TK 111: Tiền mặt

Có TK 511x: Thu hoạt động do NSNN cấp

Đồng thời ghi nhận TK Có 008 (008212, 008222): Dự toán thực chi

2. Mô tả nghiệp vụ

Khi có nhu cầu thanh toán trực tiếp từ kinh phí ngân sách, đơn vị thường thực hiện các hoạt động:

  1. Kế toán chuẩn bị hồ sơ đề nghị kho bạc thanh toán kinh phí cho đơn vị, bao gồm: Giấy rút dự toán (thanh toán), Các chứng từ gốc khác: hợp đồng, hóa đơn, danh sách nhận tiền,… Đối với các khoản chi không có hợp đồng, không có danh sách kèm theo: thì phải liệt kê các khoản đã thực chi theo mẫu Bảng kê chứng từ thanh toán/tạm ứng để kho bạc có căn cứ duyệt chi từng khoản.
  2. Kế toán chuyển hồ sơ cho kho bạc kiểm soát chi và duyệt chi.
  3. Kho bạc kiểm soát và duyệt chi cho đơn vị, và chi tiền cho đơn vị.
  4. Căn cứ vào hình thức nhận (tiền mặt, tiền gửi, chuyển khoản kho bạc) kế toán hạch toán vào sổ sách.
3. Hướng dẫn trên phần mềm

Sau khi tập hợp đầy đủ các chứng từ gốc: hợp đồng, hoá đơn, bảng kê, danh sách nhận tiền,… đơn vị rút dự toán thực chi để in bảng kê kèm giấy rút mang ra Kho bạc duyệt chi từng khoản.

Các thao tác thực hiện như sau:

1. Vào nghiệp vụ Kho bạc\Rút dự toán\Rút dự toán tiền mặt.

2. Tích chọn Thực chi.

3. Khai báo thông tin về chứng từ Rút dự toán tiền mặt.

  • Nhập thông tin chung:
    • Tài khoản chi: lựa chọn hoặc khai báo thêm tài khoản ngân hàng, kho bạc.
    • Đơn vị nhận: lựa chọn hoặc khai báo thêm đơn vị nhận tiền.
    • Diễn giải: nhập tóm tắt nội dung rút dự toán.
  • Nhập chi tiết cho từng dòng hạch toán: Nội dung thanh toán, NguồnChươngKhoảnTiểu mụcSố tiền.

5. Nhấn Cất. Hệ thống hiển thị màn hình thông báo Bạn có muốn sinh Phiếu thu không? Nhấn Đồng ý.

6. Anh/chị kiểm tra các thông tin trên Phiếu thu rút dự toán nhập quỹ, phần mềm mặc định sinh TK Nợ 1111, TK Có 5111 hoặc 5112, nghiệp vụ Thực chi đồng thời sinh bút toán hạch toán đồng thời ghi Có TK 008212 hoặc 008222 dựa theo tính chất nguồn KP. Tuỳ vào nghiệp vụ thực tế tại đơn vị để chỉnh sửa bút toán hạch toán cho phù hợp.

7. Nhấn Cất.

Cập nhật 19/09/2024

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
ĐĂNG BÀI NGAY