Xem phim hướng dẫn:
Tải phim hướng dẫn Tại đây
I. Ðịnh khoản
Cuối năm, căn cứ vào Bảng tính hao mòn TSCĐ, kế toán phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình hiện có:
1. Hao mòn TSCĐ từ nguồn ngân sách, tài sản nhận bằng hiện vật, tài sản được viện trợ tài trợ nhỏ lẻ, xã hội hóa
Nợ 611: Chi phí hao mòn TSCĐ
Có TK 214: Khấu hao và hao mòn luỹ kế TSCĐ
Đồng thời hạch toán:
Nợ TK 36611: Giá trị còn lại của TSCĐ
Có TK 511: Thu hoạt động do NSNN cấp
2. Hao mòn TSCĐ từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
Nợ 611: Chi phí hao mòn TSCĐ
Có TK 214: Khấu hao và hao mòn luỹ kế TSCĐ
Đồng thời hạch toán:
Nợ TK 43142: Quỹ PTHĐSN hình thành TSCĐ
Có TK 4211: Thặng dư (thâm hụt) từ hoạt động hành chính, sự nghiệp
3. Hao mòn TSCĐ từ nguồn quỹ phúc lợi
Nợ TK 43122: Quỹ phúc lợi hình thành TSCĐ
214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ
4. Hao mòn TSCĐ từ nguồn phí, lệ phí để lại
Nợ TK 614: Chi phí hoạt động thu phí
Có TK 214: Khấu hao và hao mòn luỹ kế TSCĐ
Đồng thời hạch toán:
Nợ TK 36631: Giá trị còn lại của TSCĐ (Phí được khấu trừ để lại)
Có TK 514: Thu phí được khấu trừ để lại
5. Hao mòn TSCĐ từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài theo CTMT, dự án
Nợ TK 612: Chi phí từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài
Có TK 214: Khấu hao và hao mòn luỹ kế TSCĐ
Đồng thời hạch toán:
Nợ TK 36621: Giá trị còn lại của TSCĐ (Nguồn viện trợ)
Có TK 512: Thu viện trợ, vay nợ nước ngoài
II. Mô tả nghiệp vụ
1. Cuối năm, kế toán tính hao mòn (đối với các TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp) và tính khấu hao TSCĐ (đối với TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD) theo quy định.
2. Kế toán hạch toán nghiệp vụ hao mòn và ghi sổ TSCĐ.
III. Các bước thực hiện
1. Vào nghiệp vụ Tài sản cố định, chọn Tính hao mòn/Tính hao mòn tài sản cố định.
2. Kiểm tra lại thông tin trên chứng từ Hao mòn tài sản cố định do phần mềm tự động sinh dựa vào số liệu đang có. Ví dụ phần mềm đang hạch toán đúng.
Lưu ý: Đối với hạch toán Nguồn viện trợ, tài trợ thì phải điền CTMT, dự án thì phần mềm mới cho Cất.
3. Nhấn Cất.