Xem phim hướng dẫn:
Tải phim hướng dẫn Tại đây
a. Phản ánh giá trị xuất kho
Nợ TK 811 – Giá trị xuất kho
Có TK 152, 153, 155 – NVL, CCDC, sản phẩm hàng hóa xuất thanh lý
b. Phản ánh số thu khi bán
Nợ TK 111, 112, 131 – Nếu thu bằng tiền mặt, tiền gửi hoặc chưa thu được tiền
Có TK 711: Thu nhập khác
c. Trường hợp VTHH thiếu chưa xác định nguyên nhân:
Nợ TK 1388: Phải thu khác
Có TK 153/155
1. Cán bộ quản lý tài sản lập danh sách vật tư hàng hóa hết giá trị, hoặc không còn nhu cầu sử dụng đề nghị thanh lý gửi thủ trưởng đơn vị phê duyệt.
2. Thủ trưởng đơn vị ra quyết định thành lập Hội đồng thanh lý tài sản.
3. Hội đồng thanh lý tài sản đánh giá giá trị tài sản cần thanh lý và lập tờ trình xin thanh lý vật tư hàng hóa gửi thủ trưởng đơn vị phê duyệt.
4. Cán bộ quản lý tài sản tập hợp hồ sơ xin thanh lý vật tư hàng hóa bao gồm: biên bản kiểm kê vật tư hàng hóa, biên bản đánh giá vật tư hàng hóa thanh lý, tờ trình xin thanh lý vật tư hàng hóa, hồ sơ liên quan đến vật tư hàng hóa khác gửi đơn vị cấp trên và Sở tài chính phê duyệt.
5. Đơn vị cấp trên và Sở tài chính phối hợp thẩm định hồ sơ thanh lý vật tư hàng hóa và gửi văn bản chấp thuận việc thanh lý vật tư hàng hóa.
6. Hội đồng thanh lý tài sản lập hồ sơ mời thầu và thực hiện đấu thầu chọn đối tác mua thanh lý.
7. Hội đồng thanh lý ra quyết định thanh lý tài sản gửi thủ trưởng đơn vị phê duyệt.
8. Ký hợp đồng thanh lý vật tư hàng hóa với nhà thầu được lựa chọn.
9. Cán bộ quản lý tài sản yêu cầu xuất kho vật tư hàng hóa thanh lý.
10. Kế toán lập phiếu xuất kho vật tư hàng hóa thanh lý, và xuất hóa đơn thanh lý, chuyển thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng ký duyệt, ghi nhận số thu thanh lý vào sổ sách (nếu nộp ngay bằng tiền mặt thì thực hiện quy trình thu tiền mặt, nếu nộp bằng tiền gửi thực hiện quy trình thu tiền gửi, nếu chưa thu tiền ghi số công nợ) sau đó chuyển cán bộ quản lý tài sản đi lấy hàng cho nhà thầu thanh lý.
11. Thủ kho xuất kho vật tư hàng hóa giao cán bộ quản lý tài sản và ghi vào sổ kho.
12. Cán bộ quản lý tài sản bàn giao cho nhà thầu thanh lý, thanh lý hợp đồng và giao hóa đơn cho nhà thầu.
13. Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho có đầy đủ chữ ký ghi vào sổ chi tiết vật tư hàng hóa.
Bước 1: Hạch toán ghi nhận số thu thanh lý bằng tiền mặt
1. Vào nghiệp vụ Tiền mặt, chọn Lập phiếu thu\Phiếu thu.
2. Khai báo thông tin chứng từ Phiếu thu:
- Nhập Thông tin chung: Người nộp, Địa chỉ, Lý do nộp.
- Trường hợp muốn hạch toán nhanh bằng các định khoản có sẵn của chương trình, anh/chị nhấn Định khoản nhanh. Phần mềm hiển thị danh sách định khoản của loại chứng từ hiện thời, anh/chị chọn 1 loại định khoản nhanh thì phần mềm sẽ tự động hạch toán phù hợp.
- Tại tab Hạch toán: chọn TK Có, nhập số tiền thu được, chọn loại hoạt động sự nghiệp.
3. Nhấn Cất.
Bước 2: Hạch toán ghi nhận giá trị xuất kho
1. Vào menu Kho, chọn Xuất kho.
2. Khai báo thông tin về chứng từ Xuất kho.
– Nhập thông tin chung: Người nhận, Địa chỉ, Lý do xuất.
– Tab Hạch toán:
- Chọn vật tư hàng hóa cần xuất thanh lý.
- Chọn Tài khoản Nợ, nhập Số lượng, Đơn giá.
- Chọn Mục đích xuất là Xuất khác.
3. Nhấn Cất.
4. Sau khi nhấn Cất, anh/chị có thể nhấn Tiện ích để thực hiện một số tùy chọn sau:
- Thêm mới chứng từ: thêm mới chứng từ cùng loại với chứng từ hiện tại, để trống tất cả các thông tin (trừ Ngày CT, Ngày HT, Số CT).
- Thêm mới từ chứng từ hiện thời: thêm mới chứng từ cùng loại với chứng từ hiện tại và lấy các thông tin giống với chứng từ hiện tại (trừ Ngày CT, Ngày HT, Số CT).
- Sao chép chứng từ: sao chép các thông tin chi tiết của dòng hạch toán được chọn vào chứng từ mới đang ghi nhận (thực hiện được khi nhấn Bỏ ghi hoặc chưa nhấn Cất).
- Xem số lượng tồn vật tư: xem số lượng vật tư tồn = số lượng đầu năm + số lượng nhập kho – số lượng xuất kho tính đến thời điểm ngày hạch toán.
- Xem số dư tài khoản: xem số dư các TK hạch toán trên chứng từ hiện thời.
- Sinh phiếu ghi tăng CCDC: sinh chứng từ Ghi tăng CCDC với các thông tin được tự động mang từ chứng từ Xuất kho gốc.
5. Nhấn In để in các chứng từ liên quan.