Chi tiền mặt nộp vào tài khoản ngân hàng

Nhấn chuột trái vào dấu + để xem chi tiết

Xem phim hướng dẫn:

Tải phim hướng dẫn Tại đây

1. Ðịnh khoản

Nợ TK 1121: Chi tiết theo ngân hàng (Nếu nộp vào tài khoản VNĐ)

Nợ TK 1122: Chi tiết theo ngân hàng (Nếu nộp vào tài khoản ngoại tệ)

Có TK 1111: Tiền mặt VND

Có TK 1112: Chi tiết theo tiền mặt ngoại tệ

2. Mô tả nghiệp vụ

Trong kỳ, khi có nhu cầu mang tiền mặt nộp tiền vào tài khoản tiền gửi, quy trình thực hiện như sau:

  1. Kế toán lập Giấy đề nghị chi tiền nộp vào tài khoản Ngân hàng/Kho bạc, đồng thời lập phiếu chi.
  2. Kế toán chuyển Giấy đề nghị chi tiền và phiếu chi cho Kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị ký duyệt.
  3. Sau khi phiếu chi được ký duyệt, thủ quỹ căn cứ vào phiếu chi thực hiện xuất tiền cho kế toán và ghi sổ quỹ. Kế toán nhận tiền, đồng thời lập Giấy nộp tiền (in thành 2 liên).
  4. Kế toán mang tiền và giấy nộp tiền ra ngân hàng/kho bạc làm thủ tục nộp tiền.
  5. Căn cứ vào phiếu chi và Giấy báo có của Ngân hàng/Kho bạc, kế toán ghi sổ chi tiết tiền mặt, sổ chi tiết tiền gửi.
3. Hướng dẫn trên phần mềm

1. Vào nghiệp vụ Tiền mặt, chọn Lập phiếu chi\Phiếu chi nộp tiền gửi NH, KB.

2. Khai báo thông tin chứng từ trên Phiếu chi nộp tiền vào NH, KB.

  • Nhập Thông tin chung:
    • Người nhận: lựa chọn hoặc khai báo thêm đối tượng nhận tiền.
    • Lý do chi: nhập tóm tắt nội dung phiếu chi nộp tiền vào ngân hàng, kho bạc.
    • Nộp vào TK: lựa chọn hoặc khai báo thêm tài khoản ngân hàng, kho bạc cần nộp tiền.
  • Nhập thông tin chi tiết chứng từ: Số chứng từ gốc, Ngày chứng từ gốc (nếu cần), TK Nợ, TK Có, Số tiền.

3. Nhấn Cất.

4. Sau khi nhấn Cất, anh/chị có thể nhấn Tiện ích để thực hiện một số tùy chọn sau:

  • Thêm chứng từ: thêm mới chứng từ cùng loại với chứng từ hiện tại, để trống tất cả các thông tin (trừ Ngày CT, Ngày HT, Số CT).
  • Thêm mới từ chứng từ hiện thời: thêm mới chứng từ cùng loại với chứng từ hiện tại và lấy các thông tin giống với chứng từ hiện tại (trừ Ngày CT, Ngày HT, Số CT).
  • Xem số dư tài khoản: xem số dư các TK hạch toán trên chứng từ hiện thời. 
  • Xem số dư tạm ứng: kiểm tra số dư tạm ứng của từng tiểu mục để chi cho chính xác.

5. Nhấn In để in các báo cáo liên quan.

Cập nhật 07/12/2023

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
ĐĂNG BÀI NGAY