1. Trang chủ
  2. Câu hỏi thường gặp
  3. Tiền lương
  4. Tôi muốn hạch toán nghiệp vụ cải cách tiền lương trích lập từ nguồn thu khác thì làm thế nào?

Tôi muốn hạch toán nghiệp vụ cải cách tiền lương trích lập từ nguồn thu khác thì làm thế nào?

Để Hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến nguồn cải cách tiền lương (CCTL) trích lập từ nguồn thu khác, Bạn thực hiện qua 3 bước sau:

Nhấn chuột trái vào dấu + để xem chi tiết

I. Thêm nguồn Cải cách tiền lương

1. Vào Danh mục/Nguồn kinh phí

2. Tích chuột vào Nguồn khác, Nhấn Thêm

3. Khai báo các thông tin: Mã nguồn, Tên nguồn.

4. Nhấn Cất.

Lưu ý: Mã nguồn kinh phí phải bắt đầu bằng mã nguồn cha, Nguồn khác mã nguồn là 7 thì nguồn con phải có mã bắt đầu là 7, ví dụ 7.1, 7.2, 7.3 …. Trường hợp nhập trùng mã nguồn thì bạn tự động tăng lên số tiếp theo.

II. Nhập số dư đầu kỳ năm trước chuyển sang của nguồn CCTL sẽ được nhập vào số dư Có TK 468

1. Vào Số dư ban đầu, tích chuột vào Tìm kiếm gõ TK 468, tích vào bút Sửa

2. Nhập số dư tại cột Dư Có.

4. Nhấn Cất.

III. Hướng dẫn nghiệp vụ phát sinh trong năm của nguồn CCTL (Trích 40% nguồn CCTL từ nguồn phí, lệ phí; nguồn thu hoạt động SXKD)

1. Trong năm, hạch toán các nghiệp vụ phát sinh thu chi tiền từ hoạt động SXKD

Xem hướng dẫn phần định khoản chi tiết tại đây

2. Thực hiện trích 40% CCTL

Nợ TK 4212/Có TK 468 (40%)

3. Chi lương từ nguồn CCTL

– Khi có phát sinh: Nợ TK 611/Có TK 334

– Khi chi: Nợ TK 334/Có TK 111, 112

4. Chi BH từ nguồn CCTL (nếu có)

– Khi có phát sinh:

BH trích vào lương: Nợ TK 611/Có TK 334

Nợ TK 334/Có TK 332

BH cơ quan đóng: Nợ TK 611/Có TK 332

– Khi thanh toán BH: Nợ TK 332/Có TK 111,112

5. Chi KPCĐ từ nguồn CCTL (nếu có)

– Khi có phát sinh: Nợ TK 611/Có TK 3323

– Khi thanh toán BH: Nợ TK 3323/Có TK 111,112

6. Cuối năm kết chuyển phần đã chi từ CCTL

Nợ TK 911/Có TK 611

Nợ TK 4211/Có TK 911

Nợ TK 468/Có TK 4211

IV. Hướng dẫn trên phần mềm

1. Hạch toán thu chi nguồn hoạt động SXKD, DV

Ví dụ: Đơn vị thu tiền học phí: 100 triệu đồng (100%)

Khi chi từ nguồn học phí:  60 triệu đồng (60%)

Xem hướng dẫn trên phần mềm tại đây

2. Trích lập 40% cải cách tiền lương

Tùy từng loại hình đơn vị mà cách trích lập cải cách tiền lương khác nhau. Các đơn vị tham khảo trước điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư số 46/2019/TT-BTC để xem đơn vị mình trích bao nhiêu %, hoặc tham khảo giải đáp của BTC tại đây.

  • Vào Tổng hợp/Chứng từ nghiệp vụ khác/Chứng từ nghiệp vụ khác
  • Hạch toán Nợ TK 4212/Có TK 468: 40 triệu (40%)

3. Chi lương từ nguồn CCTL

  • Chuyển lương từ TK kho bạc sang TK ngân hàng để trả lương: (Nếu đơn vị cần chuyển lương từ TK kho bạc =>  TK ngân hàng của đơn vị => TK ATM của từng cán bộ nhân viên)
    • Vào phân hệ Tiền gửi/ Chuyển tiền nội bộ.
    • Hạch toán: Nợ 1121/Có 1121 (TK đi: TKKB; TK đến: TK ngân hàng để trả lương).

  • Chi lương: (Ủy nhiệm chi qua ngân hàng)
    • Vào phân hệ Tiền gửi/Chi tiền/Chi tiền gửi.
    • Hạch toán: Nợ TK 334/Có TK 1121.

  • Nhấn Cất.
  • Nhấn Tiện ích/Hạch toán chi phí lương.

  • Phần mềm tự động sinh chứng từ hạch toán chi phí lương, hạch toán Nợ TK 611/Có TK 334: 30.000.000 đồng

4. Chi nộp bảo hiểm từ nguồn CCTL

  • Vào Tiền gửi/Chi tiền/Chi tiền gửi
  • Hạch toán Nợ TK 332/Có TK 112: 9.600.000 đồng

  • Nhấn Cất.
  • Nhấn Tiện ích/Hạch toán chi phí bảo hiểm.

  • Phần mềm tự động sinh chứng từ hạch toán chi phí bảo hiểm và bảo hiểm trích vào lương.

5. Chi nộp KPCĐ từ nguồn CCTL

  • Vào Tiền gửi/Chi tiền/Chi tiền gửi.
  • Hạch toán Nợ TK 3323/Có TK 112: 400.000 đồng

  • Nhấn Cất.
  • Nhấn Tiện ích/Hạch toán chi phí bảo hiểm.

  • Phần mềm tự động sinh chứng từ hạch toán chi phí bảo hiểm, hạch toán Nợ TK 611/Có TK 3323: 400.000 đồng

6. Cuối năm, kết chuyển phần đã chi từ CCTL

  • Thao tác giống như hướng dẫn tại đây
  • Ngoài các bút toán xác định kết quả của các nguồn KP trên bút toán xác định kết quả phần mềm còn tự động kết chuyển bút toán của nguồn CCTL:

Nợ TK 911/Có TK 611: 40 triệu

Nợ TK 4211/Có TK 911: 40 triệu

Đơn vị tự hạch toán thêm bút toán ghi giảm nguồn CCTL: Nợ TK 468/Có TK 4211: 40 triệu

Cập nhật 13/11/2024

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
ĐĂNG BÀI NGAY