1. Trang chủ
  2. Chủ đề thường gặp
  3. Nghiệp vụ thường hỏi
  4. Tôi có khoản cắt giảm, tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 theo Nghị quyết số 119/NQ-CP thì làm thế nào?

Tôi có khoản cắt giảm, tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 theo Nghị quyết số 119/NQ-CP thì làm thế nào?

Nhấn chuột trái vào dấu + để xem chi tiết

1. Biểu hiện

  • Chính phủ ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 7/8/2024. Về việc cắt giảm, tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024.
  • Kinh phí cắt giảm và tiết kiệm gồm: Dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước, nguồn thu phí được khấu trừ để lại, nguồn thu sự nghiệp, thu khác được để lại theo chế độ được giao đầu năm 2024. (chi tiết vui lòng xem thêm Nghị quyết 119/NQ-CP)

2. Định khoản

Trường hợp 1: Với kinh phí cắt giảm, tiết kiệm 5% từ Dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

  • Được giữ lại theo dõi tại đơn vị và không có bút toán hạch toán
  • Cuối năm nay khi có quyết định thì các đơn vị mới tiến hành hủy dự toán phần tiết kiệm này

Trường hợp 2: Với kinh phí cắt giảm, tiết kiệm 5% từ nguồn thu sự nghiệp, thu khác được để lại ( Thu học phí, viện phí, học thêm,… )

Theo hướng dẫn Quản lý kinh phí cắt giảm, tiết kiệm của Nghị quyết số 119/NQ-CP đơn vị trích nộp vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị để tăng đầu tư phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp nhóm 1, 2, 3:

Nợ TK 4212 – Thặng dư (thâm hụt) từ hoạt động SXKD, dịch vụ

Có TK 43141 – Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

Lưu ý: 

  • Số kinh phí tiết kiệm đơn vị vẫn tạm giữ tại TK thu sự nghiệp tại kho bạc hoặc ngân hàng
  • Cuối năm, sau khi có số thu cụ thể, đơn vị xác định và báo cáo lại kinh phí tiết kiệm 5% chính xác thì lúc đó mới làm bút toán chuyển tiền từ TK quản lý thu sự nghiệp của đơn vị như TK 3714, 3716 sang tài khoản quỹ 3713 hạch toán

Nợ TK 1121/Có TK 1121 (chi tiết các TK thu sự nghiệp và TK trích quỹ tương ứng)

Trường hợp 3: Với kinh phí cắt giảm, tiết kiệm 5% từ nguồn thu phí được khấu trừ để lại

Bước 1: Xác định tiết kiệm 5% nguồn phí khấu trừ để lại

Nợ TK 3373 – Tạm thu phí, lệ phí

Có TK 3332 – Phí, lệ phí

Bước 2: Khi có quyết định nộp tiền cho nhà nước:

Nợ TK 3332 – Phí, lệ phí

Có TK 1121  – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Đồng thời Nợ TK 014 âm tiền

Trường hợp 4: Với kinh phí cắt giảm, tiết kiệm 5% từ Tài khoản tiền gửi của các đơn vị nhận dự toán bằng lệnh chi tiền

Bước 1: Xác định tiết kiệm 5% từ tài khoản tiền gửi của đơn vị nhận lệnh chi tiền

Nợ TK 3371- Kinh phí hoạt động bằng tiền

Có TK 3338 – Các khoản phải nộp nhà nước khác

Bước 2: Khi có quyết định nộp tiền cho nhà nước:

Nợ TK 3338 – Các khoản phải nộp nhà nước khác

Có TK 1121  – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Đồng thời Nợ TK 0122 âm tiền

3. Hướng dẫn trên phần mềm

 

Trường hợp 1: Xác định cắt giảm, tiết kiệm 5% từ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

1. Theo dõi số tiết kiệm được giữ lại, theo dõi tại đơn vị:

  • Bạn vào Nghiệp vụ Kho bạc\ Dự toán giữ lại, theo hướng dẫn tại đây.

2. Cuối năm nay khi có quyết định thì các đơn vị mới tiến hành hủy dự toán phần tiết kiệm này xem hướng dẫn tại đây

Trường hợp 2: Xác định tiết kiệm 5% nguồn thu sự nghiệp, thu khác được để lại (Thu học phí, viện phí, học thêm, ...)

1. Vào nghiệp vụ Tổng hợp\Chứng từ nghiệp vụ khác.

2. Nhập chi tiết trên chứng từ: TK Nợ 4212, TK Có 43141

3. Nhấn Cất

Lưu ý: Khi đơn vị thực hiện chuyển tiền từ TK thu sự nghiệp (TK 3714, 3716) sang TK trích quỹ (TK 3713), bạn vào Tiền gửi\Chuyển tiền nội bộ

  • TK Nợ 1121, TK Có 1121
  • Từ TK NH, KB chọn TK 3714 (hoặc TK 3716)
  • Đến TK NH, KB chọn TK 3713
  • Nhấn Cất

Trường hợp 3: Xác định tiết kiệm 5% nguồn phí khấu trừ để lại

  1. Xác định số tiết kiệm 5% 
  • Vào nghiệp vụ Tổng hợp\Chứng từ nghiệp vụ khác
  • Nhập chi tiết chứng từ: TK Nợ 3373, TK Có 3332

2. Khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước:

  • Vào phân hệ Tiền gửi\Thêm Chi tiền gửi
  • Nhập chứng từ chi tiết Chọn Tài khoản chi tương ứng
  • TK Nợ 3332, TK Có 1121, nhập TK Có 0141

3. Nhấn Cất, phần mềm thông báo Cập nhật hạch toán đồng thời

-> Tích Không

Trường hợp 4: Xác định tiết kiệm 5% từ tiền gửi nhận bằng lệnh chi

 

  1. Xác định số tiết kiệm 5% 
  • Vào nghiệp vụ Tổng hợp\Chứng từ nghiệp vụ khác
  • Nhập chi tiết chứng từ: TK Nợ 3371, TK Có 3338

2. Khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước:

  • Vào phân hệ Tiền gửi\Thêm Chi tiền gửi
  • Nhập chứng từ chi tiết Chọn Tài khoản chi tương ứng
  • TK Nợ 3338, TK Có 1121, nhập TK Có 0122

3. Nhấn Cất, phần mềm thông báo Cập nhật hạch toán đồng thời

-> Tích Không

Cập nhật 15/11/2024

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
ĐĂNG BÀI NGAY